Dù làm bất kỳ sản phẩm nào mình cũng là người sử dụng đầu tiên thì mới yên tâm đưa ra thị trường

Để có hạt gạo ngon đến tay người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu, không thể bỏ qua vai trò trung gian của những người đang góp phần tạo ra chuỗi cung ứng: thu mua, xay xát, đóng gói… Ông Nguyễn Văn Thành chính là người đang góp phần đưa hạt gạo ngày càng hoàn thiện và chất lượng hơn ra thị trường.Để có hạt gạo ngon đến tay người tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu, không thể bỏ qua vai trò trung gian của những người đang góp phần tạo ra chuỗi cung ứng: thu mua, xay xát, đóng gói… Ông Nguyễn Văn Thành chính là người đang góp phần đưa hạt gạo ngày càng hoàn thiện và chất lượng hơn ra thị trường.

Từ bát cơm hẩm đến mắt xích “hàng xáo” Ông bắt đầu câu chuyện với câu hỏi: “Có khi nào anh nấu cơm từ gạo xuất khẩu có hàm lượng tấm 25 – 35% cho vợ/con cùng ăn”? Câu hỏi thật đơn giản, nhưng 10 người chuyên xuất khẩu gạo thì hết 9 người trả lời thực lòng là “chưa”! Riêng với ông Nguyễn Văn Thành thì loại gạo nào do mình làm ra cũng phải dùng thử. Vì bữa ăn ngon của mọi gia đình chính là nhân tố quyết định “nồi cơm” của Phước Thành.

Ông là người từ quá khứ đã quá thấm nhuần điều này. Hồi còn đi học ở Sài Gòn, cái thời “đế chế” của tem phiếu thì cơm hẩm, vón cục, có khi cơm thiu vẫn phải ăn đã trở thành ký ức xa xưa nặng lòng. Cũng  từ những ngày đó, ông nung nấu và ý thức hơn về một tương lai sẽ có cơ hội làm gạo “đẹp” cho đời.

Cơ hội mở ra khi ông Thành kết thân với chú Phước, người làm chành vựa lúa gạo lâu năm ở quận 8. Ông xin lấy tên chú đặt cho hệ thống nhà máy xay xát Phước Thành gồm: nhà máy xay xát ở chợ Gạo, Bà Đắc (Tiền Giang) và Phước Thành IV tại tỉnh Vĩnh Long, một tổ hợp xay xát hoàn thiện với 4 dây chuyền trị giá trên 100 tỷ đồng. Từ đây, gạo được đóng gói, phân phối đi 40 tỉnh thành (hơn 100.000 tấn/năm). Thậm chí, bức xúc từ việc máy xay xát hỏng hóc phải chờ 2-3 ngày mới có thợ sửa chữa, ông lên Sài Gòn học nghề để chấm dứt tình trạng thiếu thầy, thiếu thợ này.

Lo được “phần cứng”, ông Thành nghĩ đến “phần mềm” bởi đó chính là mắt xích quan trọng để chạy toàn bộ chuỗi lúa gạo từ cánh đồng đến bàn ăn. Lúa từ ngoài đồng, gặt xong không quá 24h phải được sấy khô. Muốn có gạo ngon phải bắt đầu ngay từ ngoài đồng, lúa phải gom về kịp với yêu cầu. Chính “mắt xích hàng xáo” đã nối dài chuỗi cung ứng giúp ông Thành thực hiện mục tiêu gạo thuần thay vì pha trộn và giám sát vùng nguyên liệu đang chuyển theo hướng an toàn. Mỗi ngày nhà máy cần cả ngàn tấn lúa, cần một bộ máy thu gom, vận chuyển chuyên nghiệp… Ông Thành là người đầu tiên ở miền tây vận động thành lập câu lạc bộ hàng xáo, tạo mối làm ăn với nông dân để thu gom, vận chuyển theo đặt hàng của Phước Thành.Lực lượng hàng xáo đủ cơ số để có thể thành một nghiệp đoàn hùng mạnh. Ông Thành chỉ mong xây dựng một cái “room” nho nhỏ cho dân hàng xáo lúa gạo. Ít nhất 100 thương lái đầu tiên trong số 500 người muốn liên kết với doanh nghiệp sẽ tham gia câu lạc bộ này. “Họ được chọn theo uy tín, đạo đức, tuổi nghề, năng lực quán xuyến vùng nguyên liệu dễ truy xuất nguồn gốc, năng lực tài chính, phương tiện….”, ông Thành nói.

Ông còn thành lập phòng thí nghiệm, kiểm định tiêu chuẩn để cho kết quả thực tế mà không phải đôi co.Thương lái bên chợ Bà Đắc cũng tự nguyện tham gia câu lạc bộ hàng xáo ở Vĩnh Long do những mối quan hệ lâu đời. Khi dân hàng xáo biết hỗ trợ, sống chan hòa với nhau thì việc cân bằng lợi ích theo chuỗi giá trị sẽ tốt hơn rất nhiều. Ông Thành tin chắc như vậy và chính họ sẽ giúp ông săn lùng dòng “gạo nước lợ”, giống bản địa nổi tiếng (Tài Nguyên, Một Bụi, Nanh chồn, Trắng tép, Tào hương)… để bữa cơm ngon từ những loại gạo tiếng tăm hơn nửa thế kỷ trước sống lại. “Hàng xáo bị mang tiếng là gian dối, nhưng ở đâu cũng vậy, có kẻ tốt người xấu. Bản thân họ cũng không thể hoạt động đơn lẻ, tranh giành nhau hay thao túng thị trường. Vấn đề là tạo một môi trường làm việc để người làm tốt có cơ hội phát huy tài năng của mình, người nào xấu sẽ không có đất sống”, ông Thành nói.

Ngoài việc xây dựng nhà máy, liên kết chành vựa, tổ chức gia công, xay xát, đóng gói sản phẩm theo đúng tiêu chuẩn, ông Thành còn muốn những người gia cảnh khó khăn có thêm bữa cơm ngon, ấm áp tình nghĩa. Ông tổ chức “Bữa cơm yêu thương” lần đầu tiên vào tháng 6/2017, ông và các thành viên làm thiện nguyện cùng ăn bữa cơm từ chính hạt gạo Phước Thành nấu cho người nghèo. Tới nay đã hơn ba tháng, mỗi bữa Phước Thành IV tự tổ chức nấu 300 suất ăn cho những người bán vé số, chạy xe ôm, học sinh nghèo…

Phước  Thành IV cũng tiếp sức thêm cho lớp học trẻ thiểu năng do cô Nguyễn Thị Huỳnh Nga phụ trách.“Bữa cơm yêu thương” làm cho mọi người gần nhau hơn. Bữa cơm gia đình vốn mang nhiều ý nghĩa với những gia cảnh yên ấm, còn đối với những người bán vé số, bán hàng rong… suốt ngày ở ngoài đường thì bữa cơm “đầu đường” mà ông Thành tạo ra còn là bữa cơm giúp mọi người qua cơn đói, làm quen với nhau để có thêm 1 “tấm vé an ủi” cuối ngày, ông Thành chia sẻ lý do ông duy trì “Bữa cơm yêu thương” này. Mỗi năm ông Thành đều dành  200-300 triệu đồng làm chương trình thiện nguyện. Dù chỉ là bữa ăn với cơm nóng, các món đạm bạc, nhưng ông Thành cảm nhận được sự an ủi, niềm vui trong từng “ Bữa cơm yêu thương”. Nhiều người có tâm và nhiệt huyết như chị Nhung tự nguyện nấu những bữa ăn yêu thương ở bệnh viện đa khoa, bệnh viện tâm thần… nói rằng, những việc làm thiện khiến cho giấc ngủ ngon hơn, tâm hồn nhẹ nhàng, thanh thoát hơn. Và ông Thành hãnh diện vì làm được những niềm vui nho nhỏ cho xã hội mỗi ngày .

 

Hãy liên hệ với Nhà cung cấp suất ăn công nghiệp Đồng Nai - Cơm Vàng Food:

Địa chỉĐ/c: 11A, Tổ 91, KP 13, Hố Nai, Biên Hòa, Đồng Nai.

Địa chỉTel: 0913 930 693

EmailEmail: anhchung.cvv@gmail.com

WebsiteWebsite: http://comvangfood.com/